Thị trường bởi TradingView
FINNEWS24: Kênh Thông Tin Kiến Thức Về Đầu Tư
Advertisement
  • Trang Chủ
  • Tin Tức Thị Trường
  • Kinh Nghiệm Đầu Tư
  • Kiến thức Crypto
  • Kiến thức Forex
  • Đánh giá sàn
    • Đánh giá Sàn Forex
    • Đánh giá Sàn Tiền Điện Tử
FINNEWS24: Kênh Thông Tin Kiến Thức Về Đầu Tư
No Result
View All Result
Home Kiến thức Forex

Mô hình nến cốc tay cầm có mang lại hiệu quả trong giao dịch Forex?

Share on FacebookShare on Twitter

Trong giao dịch Forex mô hình nến cốc tay cầm là một trong những mô hình quen thuộc với những ai đã và đang tham gia đầu tư vào thị trường này. Bài viết này sẽ tổng hợp những thông tin quan trọng về mô hình nến cốc tay cầm để giúp các trade có thể hiểu và vận dụng tốt hơn về dạng thức của mô hình này.

MỤC LỤC

  • Khái niệm mô hình nến cốc tay cầm
  • Mô hình Cốc tay cầm đã được phát hiện từ khi nào? 
  • Mô hình nến cốc tay cầm gồm những thành phần nào? 
  • Các đặc điểm hình thành mô hình nến cốc tay cầm

Khái niệm mô hình nến cốc tay cầm

Mô hình Cốc tay cầm (có tên tiếng anh là Cup and Handle)  đây là một trong những mô hình quen thuộc và nổi tiếng đối với các nhà đầu tư khi tham gia vào các giao dịch trong thị trường chứng khoán. Mặc dù là một mẫu hình ít khi xuất hiện nhưng mỗi lần xuất hiện có thể sẽ mang lại một khoản lợi nhuận vô cùng lớn cho nhà đầu tư. Cho nên việc phát hiện và hiểu rõ được mô hình cốc tay cầm sớm chính là chìa khóa giúp các nhà đầu tư thắng lớn trên sàn giao dịch. 

Mô hình nến cốc tay cầm
Mô hình nến cốc tay cầm

Mô hình Cốc tay cầm đã được phát hiện từ khi nào? 

Mô hình Cốc tay cầm (tên gọi khác là Cup and handle) mà chúng ta được biết đến rộng rãi trong giao dịch Forex ngày nay đã được ông William L.Jiler phát hiện và giới thiệu lần đầu tiên vào những năm 1960 với tên gọi là Saucer with platform. Sau đó đã được ông William J.O’neil phổ biến lại với một tên gọi mới là Cup and handle.

Mô hình nến cốc tay cầm được giới thiệu vào năm 1960
Mô hình nến cốc tay cầm được giới thiệu vào năm 1960

Mô hình nến cốc tay cầm gồm những thành phần nào? 

Cũng giống như tên gọi của mô hình này, mô hình Cốc tay cầm bao gồm có 2 phần chính đó là cốc và tay cầm.

  • Phần cốc: Giá của cổ phiếu sau khi chuỗi giảm giá đã có dấu hiệu tạo thành đáy và bắt đầu có dấu hiệu đi lên tạo thành một chiếc cốc (Giống như hình chữ U, đôi khi sẽ là hình chữ V)
  • Phần tay cầm: Sau khi giá của cổ phiếu tăng lên đến vùng đỉnh của cốc, sẽ có nhiều nhiều nhà đầu bắt đầu bán ra để có thể thu về lợi nhuận hoặc bán để hòa vốn. Vào lúc này giá của cổ phiếu sẽ có xu hướng giảm và tạo thành vùng điều chỉnh. Khi mà nguồn cung cạn dần và phe mua có thế thắng, giá của cổ phiếu sẽ vượt khỏi phần tay cầm. Và lúc này mô hình nến cốc tay cầm đã được hoàn thành.
Các thành phần của mô hình nến cốc tay cầm
Các thành phần của mô hình nến cốc tay cầm

 

Các đặc điểm hình thành mô hình nến cốc tay cầm

Nhìn chung, cũng giống như các mô hình trên sàn Forex khác thì nến cốc tay cầm cũng có một số những đặc điểm cơ bản như sau:

  1. Trước khi khu vực bên trái cốc được hình thành, cần phải có một lần tăng giá với con số ít nhất là 30%. Đây là một điều kiện vô cùng quan trọng mà nhiều nhà đầu tư thường bỏ qua. Mô hình nến cốc tay cầm chính là mô hình tiếp diễn  xu hướng, chính vì vậy cần phải có một đợt tăng giá vào trước đó (tối thiểu là 30%, và thậm chí là 50%, 100%…)
  2. Thời gian hình thành của mô hình nến cốc tay cầm khoảng từ 7 đến 65 tuần. Thông thường sẽ có thời gian là từ 3 đến 6 tháng.
  3. Tỷ lệ điều chỉnh từ đỉnh cốc đến đáy cốc (có thể gọi là độ sâu của cốc): Sẽ khoảng từ 12-15% lên tới 33% hoặc là 40-50%. Những mô hình mà có tỷ lệ điều chỉnh từ đỉnh cốc đến đáy cốc vượt quá con số 50% thường là thất bại.
  4. Đáy cốc của mô hình nến cốc tay cầm có hình chữ” U” sẽ đáng tin cậy hơn là hình chữ “V”
Mô hình nến cốc tay cầm đáy V
Mô hình nến cốc tay cầm đáy V

 

  1. Đỉnh cốc bên phải và đỉnh cốc bên trái của mô hình nến cốc tay cầm không nhất thiết là phải bằng nhau.
  2. Phần tay cầm:
    • Có thời gian hình thành từ 1 đến 2 tuần. Đây chính là một đợt điều chỉnh với mục đích nhằm loại bỏ bớt các nhà đầu tư non gan trước một lần tăng giá sắp diễn ra.
    • Volume trong phần tay cầm của mô hình này phải nhỏ (rất quan trọng), thanh khoản cạn kiệt thì sẽ càng tốt. Điều này cho thấy rằng không còn nhà đầu tư nào muốn bán nữa. Giá cổ phiếu điều chỉnh chặt chẽ với khối lượng thấp là một dấu hiệu tốt.
    • Cũng có một số trường hợp của mô hình nến tay cầm sẽ không xuất hiện phần tay cầm, cổ phiếu sẽ tăng luôn và không có giai đoạn điều chỉnh. Nhưng những mẫu hình không có phần tay cầm thường sẽ có tỷ lệ thành công thấp hơn.
    • Phần tay cầm của mô hình cần nằm ở phần nửa trên của chiếc cốc, nằm trên MA200. Nếu như phần tay cầm không thỏa mãn được hai tiêu chí này thì mô hình này sẽ có khả năng thất bại rất cao.
    • Thông thường thì tỷ lệ điều chỉnh phần tay cầm là khoảng từ 10-15% tính từ phần đỉnh tay cầm, trừ khi mà cổ phiếu tạo thành một cái cốc rất lớn.
    • Điểm sẽ bị break out ra khỏi phần tay cầm: Khối lượng tăng khoảng từ 40% đến 50% so với mức tăng trung bình của các phiên trước đó.
Các đặc điểm của mô hình nến cốc tay cầm
Các đặc điểm của mô hình nến cốc tay cầm

Điểm mua vào, giá mục tiêu và cutloss của mô hình nến cốc tay cầm

Nên mua khi giá cổ phiếu đã vượt khỏi đỉnh của phần tay cầm. Không nên mua đuổi khi mà giá cổ phiếu đã tăng trên con số 5% tính từ đỉnh tay cầm.

Giá mục tiêu: Mô hình nến cốc tay cầm là một trong những mô hình có khả năng tăng giá mạnh, chính vì vậy việc mà dự đoán đoán đỉnh của mô hình này sẽ chỉ làm tốn thời gian của bạn mà thôi. Không ai biết được giá cổ phiếu sẽ tăng đến bao giờ. Bạn có thể tham khảo các gợi ý sau đây để bán ra và thu lợi nhuận:

  • Bán ra từng phần khi mà bạn đã đạt được lợi nhuận như kỳ vọng.
  • Bán ra từng phần tại các phiên khi mà giá tăng mạnh.
  • Bán ra khi mà giá của cổ phiếu có dấu hiệu đạt đỉnh.
  • …

Cutloss: Không có một mô hình nào là chắc chắn sẽ thành công 100%. Và hãy chắc chắn một điều rằng bạn sẽ phải đặt điểm cắt lỗ theo nguyên tắc của chính mình. Đó có thể là con số từ 5 đến 7% so với giá mua…

Kết luận

Bài viết trên đã tổng hợp chi tiết các thông tin liên quan đến mô hình nến cốc tay cầm. Hy vọng bài viết sẽ giúp bạn hiểu thêm về mô hình này và có thể áp dụng vào các giao dịch chứng khoán mà bạn tham gia. 

Bài ViếtNên Xem

Indicator trong giao dịch ngoại hối là gì?

Indicator là gì? Tìm hiểu về chỉ báo Indicator trong Forex

Tháng Hai 2, 2023
Phương pháp price action

Phương pháp price action là gì? Toàn tập về chiến lược hành động giá

Tháng Mười Hai 16, 2022
Cùng tìm hiểu về mô hình hai đáy

Giới thiệu chi tiết về 12 mô hình nến đảo chiều mạnh nhất

Tháng Mười Hai 16, 2022
Mô hình 2 đáy

Những thông tin quan trọng về giao dịch mô hình hai đáy

Tháng Mười Hai 16, 2022
Mẫu nến đảo chiều mạnh

Các mẫu nến đảo chiều mạnh nhất trong giao dịch Forex mà các nhà đầu tư cần biết

Tháng Mười Hai 16, 2022
Dãy fibonacci trading

Dãy fibonacci trading là gì – những thông tin về Fibonacci trong giao dịch Forex

Tháng Mười Hai 16, 2022
Load More

ĐƯỢC XEM NHIỀU NHẤT

  • Giá của đồng Pi Network ngày 06/01/2023 – Cập nhật giá PI chính xác nhất

    Giá của đồng Pi Network ngày 06/01/2023 – Cập nhật giá PI chính xác nhất

    197 shares
    Share 79 Tweet 49
  • Thanh toán bù trừ (Clearinghouse) là gì?

    199 shares
    Share 80 Tweet 50
  • Miner Extractable Value là gì? Tìm hiểu từ A đến Z về MEV

    197 shares
    Share 79 Tweet 49
  • APE trong bảo hiểm là gì? Những điều nên biết về APE

    204 shares
    Share 82 Tweet 51
  • Marketing Intelligence là gì? Tầm quan trọng của Marketing Intelligence

    196 shares
    Share 78 Tweet 49
  • Trang Chủ
  • Tin Tức Thị Trường
  • Kinh Nghiệm Đầu Tư
  • Kiến thức Crypto
  • Kiến thức Forex
  • Đánh giá sàn
Email: Info@finnews24.vn

© 2018 Bản quyền nội dung thuộc sở hữu Finnews.

No Result
View All Result
  • Trang Chủ
  • Tin Tức Thị Trường
  • Kinh Nghiệm Đầu Tư
  • Kiến thức Crypto
  • Kiến thức Forex
  • Đánh giá sàn
    • Đánh giá Sàn Forex
    • Đánh giá Sàn Tiền Điện Tử

© 2018 Bản quyền nội dung thuộc sở hữu Finnews.